Tái khám phá Machu Picchu

Ngày 24 tháng 7 năm 1911, Machu Picchu bắt đầu được thế giới phương Tây chú ý nhờ công của Hiram Bingham III, một nhà sử học Hoa Kỳ khi ấy đang là giảng viên tại Đại học Yale. Ông đã được những người địa phương thường tới nơi này dẫn đường. Nhà thám hiểm/khảo cổ này đã bắt đầu các công việc nghiên cứu khảo cổ tại đó và hoàn thành một cuộc khảo sát toàn bộ vùng. Bingham đã đặt tên "Thành phố đã mất của người Inca", cho nơi này trong cuốn sách đầu tiên của ông.

Bingham đã tìm kiếm thành phố Vitcos, nơi trú ẩn và kháng cự cuối cùng của người Inca trong cuộc Chinh phục Peru của người Tây Ban Nha. Năm 1911, sau nhiều năm tìm kiếm với những chuyến đi và những cuộc khảo sát quanh vùng, ông đã được những người Quechua đang sống tại Machu Picchu trong những công trình nguyên thủy Inca dẫn đường tới thành lũy đó. Bingham đã thực hiện nhiều chuyến đi khác và tiến hành nhiều cuộc khai quật tại địa điểm trong suốt năm 1915. Ông đã viết một số cuốn sách và bài báo về việc khám phá Machu Picchu.

Những năm đầu tiên sống tại Peru, Bingham đã xây dựng được mối quan hệ thân mật với các quan chức cao cấp Peru. Vì thế, ông ít gặp trở ngại trong việc xin các giấy phép, các thủ tục giấy tờ, và quyền được đi khắp đất nước cũng như mượn các đồ vật khảo cổ. Ngay khi quay về Đại học Yale, Bingham đã sưu tập khoảng 5.000 đồ vật như vậy và chúng đã được trường Yale giữ cho tới khi chính phủ Peru đòi được trả lại. Gần đây, chính phủ Peru đã yêu cầu được trả lại toàn bộ các vật phẩm văn hoá, và trước lời từ chối của Đại học Yale, họ đang cân nhắc tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Với sự thay đổi cơ quan chính phủ trong thời gian tới của Peru, hành động này có thể sẽ bị trì hoãn một thời gian [7].

Simone Waisbard, một nhà nghiên cứu trong thời gian dài về Cusco, đã tuyên bố Enrique Palma, Gabino Sánchez và Agustín Lizárraga khắc tên mình vào một trong những tảng đá tại đó ngày 14 tháng 7 năm 1901, và là những người đã tái khám phá nơi này trước Bingham. Tuy nhiên, nếu điều này là sự thực, không một từ nào được tìm thấy tại đó từng được thế giới bên ngoài biết tới; công việc của Bingham đã đưa Machu Picchu ra với sự chú ý của thế giới.Theo lời kể lại của Bingham trong cuốn sách xuất bản năm 1948 trong thời khắc phát hiện ra Machu Pichu: "Chúng tôi đang mở lối xuyên rừng nguyên sinh. (…) Bất thình lình, trước mặt tôi là một bức tường rêu phong cổ kính, dựng lên từ những tảng đá gia công tỉ mỉ của người Inca. Sau khi ước lượng mỗi khối đá khổng lồ ấy nặng khoảng 10-15 tấn, tôi không thể tin vào mắt mình". Một thế kỷ sau, Peru tưng bừng mở hội vinh danh khám phá thế kỷ của Hiram Bingham và gọi năm 2011 là "Năm thứ 100 của Machu Picchu với thế giới", theo tờ Le Monde. Lễ kỷ niệm bắt đầu từ ngày 7.7, nhân 4 năm sau khi di tích Inca này được Tổ chức New7Wonders chọn là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Machu Picchu http://www.news.com.au/story/0,23599,21042593-1376... http://www.amautacuna.blogspot.com http://maps.google.com/maps?hl=en&ie=UTF8&om=1&z=1... http://agutie.homestead.com/files/MachuPicchu.htm http://inogolo.com/pronunciation/d399/Machu_Picchu http://www.isidore-of-seville.com/machu/ http://www.latinguides.com/travel/machu-picchu-per... http://www.macchu-picchu.com http://www.nationalgeographic.com/traveler/machu.h... http://www.nytimes.com/2006/02/01/arts/design/01ma...